Lọc nước ngầm - Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

logo

Trang chủ»Tin tức»Tin tức sự kiện»Lọc nước ngầm - Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

Lọc nước ngầm - Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

02/02/2021 - 13:40
Mục lục [ ẩn ][ hiện ]

Được biết, tất cả nguồn nước sạch mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều được xử lý bằng các công nghệ sản xuất nước sạch. Trong đó, công nghệ xử lý nước ngầm được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Vậy nước ngầm là gì? Quy trình, sơ đồ công nghệ lọc nước ngầm - xử lý nước ngầm như thế nào? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau.

 

Nước ngầm là gì?

Nước ngầm là gì

 

 

 

 

Nước ngầm là gì?

 

Nước ngầm (hay còn gọi là nước cấp) là nguồn nước tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu của nguồn nước mặt, nước mưa,... Nước ngầm tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét hoặc vài trăm mét.

Nước ngầm được khai thác từ tầng địa chất có độ sâu và nông phụ thuộc chủ yếu vào tầng nước ngầm tại nơi khai thác. Sau khi khai thác, chất lượng của nước ngầm phụ thuộc vào các thành phần khoáng chất và cấu trúc của các tầng đất đá mà dòng nước đi qua.

Nước ngầm khai thác ở vùng địa chất là đá vôi thì có độ cứng và kiềm cao, vùng địa chất Granite thì có tính acid và rất ít chất khoáng. Chính vì tính chất riêng của nước ngầm được khai thác từ vùng địa chất khác nhau nên người ta xây dựng hệ thống xử lý - lọc nước ngầm phù hợp với từng loại nước.

Vậy hiện nay có những phương pháp xử lý nước ngầm nào được áp dụng phổ biến để tạo ra nguồn nước sạch, cung cấp cho người dùng? Tìm hiểu thêm tại đây nhé!

 

Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của bộ lọc tổng đầu nguồn

 

Các phương pháp xử lý nước ngầm

Phương pháp xử lý nước ngầm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: đặc điểm nguồn nước, nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, kinh phí của mỗi gia đình,... chúng ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm khác nhau.

     Đối với nguồn nước ngầm bị nhiễm phèn:

     Xử lý nước ngầm bằng oxy hóa.

     Làm thoáng đơn giản.

     Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên.

     Làm thoáng cưỡng bức.

     Đối với nguồn nước bị nhiễm phèn sắt:

     Sử dụng hóa chất: khử sắt bằng vôi, Clo, Kali Permanganat,...

     Xử lý nước ngầm bằng cách lọc nước qua lớp lọc đặc biệt.

     Phương pháp trao đổi ion.

     Xử lý nước bằng phương pháp vi sinh.

Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên

Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên

 

Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm

Lọc nước ngầm - xử lý nước ngầm được thực hiện sau khi khai thác từ giếng bơm trực tiếp đi qua giàn mưa đã lắp sẵn.

Mục đích của việc dùng giàn mưa giúp xử lý nguồn nước đạt hiệu quả trong các giai đoạn phía sau. Do nguồn nước ngầm không có oxy nên giàn mưa giúp tăng lượng oxy hòa tan trong nước, duy trì ổn định nồng độ DO, cung cấp điều kiện thuận lợi nhất cho các công trình phía sau.

Công đoạn tiếp theo, nước sẽ tiếp xúc trực tiếp với thiết bị làm thoáng để khử H2S (hydro sunfua), CO2, khí độc, tăng nồng độ pH và hòa tan oxy nhất định. Thiết bị này bao gồm quạt cấp khí, lớp vật liệu đệm với bề mặt tiếp xúc cao giúp hòa tan oxy trong nước. Đồng thời, NaOH giúp tăng cường khả năng phân hủy xảy ra.

Sau khi nồng độ DO được duy trì ổn định, nguồn nước ngầm sẽ đi qua bể xử lý phèn nhằm mục đích loại bỏ lượng phèn trong nước. Đây là quá trình hình thành những bông cặn kết tủa trước khi dẫn qua bể lắng. Tuy nhiên, tùy vào tính chất của nước ngầm có thể bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn nên cần xác định rõ để áp dụng quy trình lọc nước ngầm - xử lý nước ngầm phù hợp.

Làm thoáng bằng giàn mưa tự nhiên

Tại bể lắng, bông cặn có kích thước lớn nhờ trọng lực nên dễ dàng lắng cặn. Sau đó, phần nước dẫn qua bể trung gian, bùn được hệ thống bơm bùn dẫn về bùn chứa, trải qua quá trình ép bùn và đem đi xử lý định kỳ.

Tại đó, hóa chất khử trùng canxiclorit sẽ được thêm vào bể trung gian để khử vi khuẩn, đảm bảo nguồn nước đạt chất lượng trước khi sử dụng.

Giai đoạn cuối cùng trong công nghệ xử lý nước ngầm là bể lọc áp lực. Ở giai đoạn này, nước được bơm trực tiếp qua cột lọc để xử lý chất rắn lơ lửng còn sót lại sau khi xử lý tại bể lắng nhằm cung cấp nước cho sinh hoạt. Bể lọc không chỉ giữ các cặn lơ lửng mà còn giữ lại những hạt keo hữu cơ, sắt gây ra độ đục và độ màu của nguồn nước. Nước cấp được xử lý phải đạt chuẩn QCVN 02:2009/BYT.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước ngầm:

     Khả năng vận hành đạt công suất tối ưu 100%.

     Bộ máy vận hành đơn giản, chi phí thấp và khả năng bảo dưỡng tối thiểu.

     Bộ máy lọc nước vận hành tối ưu, đảm bảo các tạp chất và bùn không bị tràn qua khu bể chứa và bể giữ nước sạch.

Quy trình lọc nước ngầm - xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn

Để có nguồn nước sạch đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của tất cả mọi người, công nghệ xử lý nước ngầm được thực hiện theo quy trình như sau:

Quy trình xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn

Quy trình xử lý nước cấp đạt tiêu chuẩn

Bước 1: Bơm nước

Với hệ thống bể lắng có khối lượng lớn, nước được bơm từ lòng sông nhờ song chắn rác để triệt giảm các loại cặn bã, rác thải, cát và một số sinh vật lớn đi theo dòng nước vào bể chứa.

Bước 2: Thực hiện quá trình keo tụ

Đây chính là phương pháp khởi đầu giúp kết dính các tạp chất thành những hạt lớn hơn lắng đọng xuống đáy bể.

Hóa chất được sử dụng cho quá trình keo tụ này là Poly Aluminium Chloride, tồn tại ở dạng cao phân tử với thành phần chính là phèn nhôm. Ưu điểm nổi bật là khả năng lắng đọng đến 4 - 5 lần so với các hợp chất khác. Hóa chất Poly Aluminium Chloride có vai trò là tạo ra nguồn nước đạt chất lượng cao làm cho quá trình lắng đọng diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Bước 3: Xử lý bùn

Sau khi nước lắng đọng hoàn toàn, loại bỏ được những tạp chất phía trên, còn lớp cặn, bùn lắng phía dưới sẽ được bơm ra ngoài. Phần bùn này được nén lại, sử dụng làm phân bón. Sau khi nước được lắng, tiếp tục xử lý bằng cách dùng hóa chất tại bể lắng.

Bước 4: Lọc nhanh

Quá trình xử lý nước ngầm được diễn ra ở bể trung gian, để loại bỏ tạp chất và các sinh vật gây hại, tiếp tục xử lý hóa chất bằng cách khử trùng.

Tại bể lọc, nó sẽ được loại bỏ hoàn toàn những chất còn sót lại.

Bước 5: Khử trùng

Cho một lượng dung dịch NaOCl vừa đủ qua bể tiếp xúc để khử trùng hoàn toàn các chất độc hại và vi sinh vật còn sót lại trước khi đưa vào sử dụng trong hệ thống nước công nghiệp hoặc sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về quy trình lọc nước ngầm, sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm. Để được tư vấn các giải pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiễm phèn sắt cho nước sinh hoạt,.... đảm bảo đạt hiệu quả an toàn, tiết kiệm thì hãy liên hệ với NewLight để được hỗ trợ 24/7.

NewLight - Đơn vị cung cấp các hệ thống lọc nước chất lượng, đạt hiệu quả

NewLight - Đơn vị cung cấp các hệ thống lọc nước chất lượng, đạt hiệu quả

Các sản phẩm được sản xuất và lắp đặt tại NewLight cam kết chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng trong và ngoài nước, chất lượng nước sau xử lý đáp ứng các chỉ tiêu trong quy chuẩn của Bộ Y tế.

Thông tin liên hệ:

- Địa chỉ: Số 8 đường Nguyễn Bồ, thị trấn Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

- Số điện thoại: 0923.123.666 – 024.224.89998. 

- Email: [email protected].

 

*** Xem thêm: Vai trò của nước trong đời sống và sức khỏe con người

Đơn vị chủ quản

Công ty TNHH MTV Hoàng Đan Linh

Add: số 94 đường Tứ Hiệp, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Tel: 0923.123.666

Email: [email protected]
Chứng nhận ĐKDN số: 0801205834 

Ngày 03/03/2017

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Trường bắt buộc

098...(*)
Invalid Input

Đăng ký

Kết nối với chúng tôi

 Đơn vị chủ quản: Công ty TNHH MTV Hoàng Đan Linh.           Chứng nhận ĐKDN số: 0801205834

zalo.png

call.png